Khi công ty nhân sự khiến người tìm việc “phát ốm”
Khi công ty nhân sự khiến người tìm việc “phát ốm”
(Dân trí) - Các công ty nhân sự đóng vai trò cầu nối giữa người tìm việc với nhà tuyển dụng. Nhờ công ty nhân sự, bạn có thể tìm được công việc mong muốn, nhưng cũng đôi khi, cách hành xử của họ khiến bạn "chán hết chỗ nói".
Điều đầu tiên mà bạn cần ghi nhớ là: Khi một công ty trực tiếp đứng ra tuyển nhân viên, thì nhà tuyển dụng cũng có thể chính là sếp của bạn nếu bạn nhận được công việc đó. Trái lại, công ty nhân sự chỉ làm nhiệm vụ tuyển người cho khách hàng của họ.
Ngoài ra, trong trường hợp một công ty trực tiếp tuyển người, thì vị sếp tương lai là người cuối cùng ra quyết định có tuyển bạn hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự tham gia của công ty nhân sự, thì trung gian này chỉ đóng vai trò “màng lọc” ban đầu để tìm ra những ứng viên tiềm năng nhất.
Trên thực tế có rất nhiều công ty nhân sự làm việc có lượng, hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả người lao động và công ty cần tuyển người. Bên cạnh đó, cũng có không ít những công ty việc làm không ngại sử dụng nhưng “chiêu trò” chỉ để nhằm phục vụ cho lợi ích của riêng họ. Dưới đây là những “chiêu trò” như thế:
1. Đăng quảng cáo những công việc không hề tồn tại
Không thiếu công ty dịch vụ việc làm cho đăng những quảng cáo công việc không thực sự tồn tại để thu hút hồ sơ, theo đó xây dựng một cơ sở dữ liệu các ứng viên để có thể sử dụng trong tương lai. Các công ty nhân sự bảo vệ cách làm này bằng cách lập luận rằng, họ sẽ có những công việc tương tự như những công việc “ảo” được quảng cáo để lấp chỗ trống. Tuy nhiên, nhiều người tìm việc chỉ chuốc lấy bực mình khi đến phỏng vấn để rồi phát hiện ra, công việc mà họ chờ đợi không hề tồn tại.
2. Gọi điện cho các ứng viên trong giờ làm việc
Bạn cho rằng, các công ty nhân sự thừa hiểu các ứng viên không muốn để lộ với công ty mà họ đang làm việc là họ đang tìm kiếm một công việc mới. Tuy nhiên, nhiều công ty nhân sự “ngang nhiên” gọi cho ứng viên ngay trong giờ làm việc khi chưa được sự cho phép của ứng viên. Điều này có thể đặt ứng viên vào những tình huống khó xử.
3. Liên lạc với ứng viên về những công việc không hề phù hợp
Khi đọc hồ sơ của ứng viên, một công ty nhân sự tốt sẽ hiểu ra được người này sẽ phù hợp với công việc cụ thể nào. Tuy nhiên, những công ty tuyển dụng kém hơn đôi khi không hiểu ra vấn đề. Từ đó, họ có thể liên lạc với các nhà thiết kế đồ họa để mời tới phỏng vấn cho công việc lập trình, nghiên cứu viên cho công việc bán hàng, và vô số những sự kết hợp kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” khác.
4. Đăng thông tin thiếu chính xác về công việc
Rất nhiều người tìm việc nhận được thông báo từ công ty việc làm là sẽ được phỏng vấn cho một vị trí nào đó làm các công việc A, B và C. Nhưng tới khi họ thực sự tới gặp nhà tuyển dụng, thì mới “té ngửa” là công ty này cần tìm người làm các công việc D, E và F. Những công ty việc làm “không ra gì” không phải lúc nào cũng hiểu chính xác khách hàng của họ đang tìm kiếm nhân sự như thế nào và công việc cụ thể ra sao. Điều đó rất dễ khiến các ứng viên bực mình và thất vọng sau khi đã dành thời gian để chuẩn bị và đi phỏng vấn cho một công việc không hề phù hợp với họ.
5. Xếp lịch phỏng vấn qua điện thoại, sau đó không gọi lại nữa
Sau khi đã được công ty việc làm xếp lịch phỏng vấn qua điện thoại, bạn dành thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn đó. Tuy nhiên, đến thời điểm được hẹn, thì công ty nhân sự lại không gọi điện tới. Những công ty nhân sự hành động kiểu này chỉ coi thời gian của họ là có ý nghĩa, còn của người tìm việc thì không, và đây là một cách hành xử sai lầm. Trái lại, cũng có những trường hợp, công ty nhân sự…
6. Bất ngờ gọi phỏng vấn mà không hẹn trước, yêu cầu ứng viên bỏ dở công việc đang làm để nói chuyện
Sẽ không có vấn đề gì nếu công ty nhân sự gọi điện cho một ứng viên để trao đổi trong một vài phút về một vị trí nào đó. Tuy nhiên, đã là chuyện “thường ngày ở huyện” khi các công ty việc làm gọi điện cho ứng viên đề nghị họ bỏ dở việc đang làm để có một cuộc trao đổi dài.
7. Thay đổi hồ sơ của các ứng viên mà chưa được phép
Bạn là người có quyền kiểm soát hồ sơ xin việc của bạn, nhưng một số công ty nhân sự sẵn sàng thay đổi những chi tiết then chốt trong đó khi chưa được bạn cho phép, thậm chí đôi khi còn đưa ra thông tin sai lệch. Điều này có thể dẫn tới những tình huống khó xử cho bạn nếu bạn gặp nhà tuyển dụng và được hỏi về những chuyện “từ trên trời rơi xuống”, chẳng hạn như một dự án bạn chưa từng tham gia.
Ngoài ra, ngay cả những công ty nhân sự tốt có thể loại thông tin liên lạc của bạn ra khỏi hồ sơ để nhà tuyển dụng không thể liên lạc trực tiếp với bạn. Tuy nhiên, về nguyên tắc, họ không được thay đổi bất kỳ chi tiết nào trong hồ sơ của bạn nếu bạn không cho phép.
8. Hào hứng với ứng viên, sau đó im lặng
Không ít người tìm việc đã nuôi hy vọng khi nghe công ty nhân sự nói rằng, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ và nhận thấy họ rất phù hợp với vị trí cần tuyển. Sau đó, ứng viên cứ chờ “dài cổ” mà không thấy công ty nhân sự liên lạc lại. Thật khó có thể miêu tả cảm giác thất vọng tràn trề của những ứng viên khi rơi vào tình huống như vậy.
Ngoài ra, trong trường hợp một công ty trực tiếp tuyển người, thì vị sếp tương lai là người cuối cùng ra quyết định có tuyển bạn hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự tham gia của công ty nhân sự, thì trung gian này chỉ đóng vai trò “màng lọc” ban đầu để tìm ra những ứng viên tiềm năng nhất.
Trên thực tế có rất nhiều công ty nhân sự làm việc có lượng, hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả người lao động và công ty cần tuyển người. Bên cạnh đó, cũng có không ít những công ty việc làm không ngại sử dụng nhưng “chiêu trò” chỉ để nhằm phục vụ cho lợi ích của riêng họ. Dưới đây là những “chiêu trò” như thế:
1. Đăng quảng cáo những công việc không hề tồn tại
Không thiếu công ty dịch vụ việc làm cho đăng những quảng cáo công việc không thực sự tồn tại để thu hút hồ sơ, theo đó xây dựng một cơ sở dữ liệu các ứng viên để có thể sử dụng trong tương lai. Các công ty nhân sự bảo vệ cách làm này bằng cách lập luận rằng, họ sẽ có những công việc tương tự như những công việc “ảo” được quảng cáo để lấp chỗ trống. Tuy nhiên, nhiều người tìm việc chỉ chuốc lấy bực mình khi đến phỏng vấn để rồi phát hiện ra, công việc mà họ chờ đợi không hề tồn tại.
2. Gọi điện cho các ứng viên trong giờ làm việc
Bạn cho rằng, các công ty nhân sự thừa hiểu các ứng viên không muốn để lộ với công ty mà họ đang làm việc là họ đang tìm kiếm một công việc mới. Tuy nhiên, nhiều công ty nhân sự “ngang nhiên” gọi cho ứng viên ngay trong giờ làm việc khi chưa được sự cho phép của ứng viên. Điều này có thể đặt ứng viên vào những tình huống khó xử.
3. Liên lạc với ứng viên về những công việc không hề phù hợp
Khi đọc hồ sơ của ứng viên, một công ty nhân sự tốt sẽ hiểu ra được người này sẽ phù hợp với công việc cụ thể nào. Tuy nhiên, những công ty tuyển dụng kém hơn đôi khi không hiểu ra vấn đề. Từ đó, họ có thể liên lạc với các nhà thiết kế đồ họa để mời tới phỏng vấn cho công việc lập trình, nghiên cứu viên cho công việc bán hàng, và vô số những sự kết hợp kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” khác.
4. Đăng thông tin thiếu chính xác về công việc
Rất nhiều người tìm việc nhận được thông báo từ công ty việc làm là sẽ được phỏng vấn cho một vị trí nào đó làm các công việc A, B và C. Nhưng tới khi họ thực sự tới gặp nhà tuyển dụng, thì mới “té ngửa” là công ty này cần tìm người làm các công việc D, E và F. Những công ty việc làm “không ra gì” không phải lúc nào cũng hiểu chính xác khách hàng của họ đang tìm kiếm nhân sự như thế nào và công việc cụ thể ra sao. Điều đó rất dễ khiến các ứng viên bực mình và thất vọng sau khi đã dành thời gian để chuẩn bị và đi phỏng vấn cho một công việc không hề phù hợp với họ.
5. Xếp lịch phỏng vấn qua điện thoại, sau đó không gọi lại nữa
Sau khi đã được công ty việc làm xếp lịch phỏng vấn qua điện thoại, bạn dành thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn đó. Tuy nhiên, đến thời điểm được hẹn, thì công ty nhân sự lại không gọi điện tới. Những công ty nhân sự hành động kiểu này chỉ coi thời gian của họ là có ý nghĩa, còn của người tìm việc thì không, và đây là một cách hành xử sai lầm. Trái lại, cũng có những trường hợp, công ty nhân sự…
6. Bất ngờ gọi phỏng vấn mà không hẹn trước, yêu cầu ứng viên bỏ dở công việc đang làm để nói chuyện
Sẽ không có vấn đề gì nếu công ty nhân sự gọi điện cho một ứng viên để trao đổi trong một vài phút về một vị trí nào đó. Tuy nhiên, đã là chuyện “thường ngày ở huyện” khi các công ty việc làm gọi điện cho ứng viên đề nghị họ bỏ dở việc đang làm để có một cuộc trao đổi dài.
7. Thay đổi hồ sơ của các ứng viên mà chưa được phép
Bạn là người có quyền kiểm soát hồ sơ xin việc của bạn, nhưng một số công ty nhân sự sẵn sàng thay đổi những chi tiết then chốt trong đó khi chưa được bạn cho phép, thậm chí đôi khi còn đưa ra thông tin sai lệch. Điều này có thể dẫn tới những tình huống khó xử cho bạn nếu bạn gặp nhà tuyển dụng và được hỏi về những chuyện “từ trên trời rơi xuống”, chẳng hạn như một dự án bạn chưa từng tham gia.
Ngoài ra, ngay cả những công ty nhân sự tốt có thể loại thông tin liên lạc của bạn ra khỏi hồ sơ để nhà tuyển dụng không thể liên lạc trực tiếp với bạn. Tuy nhiên, về nguyên tắc, họ không được thay đổi bất kỳ chi tiết nào trong hồ sơ của bạn nếu bạn không cho phép.
8. Hào hứng với ứng viên, sau đó im lặng
Không ít người tìm việc đã nuôi hy vọng khi nghe công ty nhân sự nói rằng, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ và nhận thấy họ rất phù hợp với vị trí cần tuyển. Sau đó, ứng viên cứ chờ “dài cổ” mà không thấy công ty nhân sự liên lạc lại. Thật khó có thể miêu tả cảm giác thất vọng tràn trề của những ứng viên khi rơi vào tình huống như vậy.
Phương Anh
Theo US News
Theo US News
Chia sẻ:
Bài viêt cùng danh mục:
- 0 Bình luận