Bài viết

Doanh nhân Việt liên tiếp được quốc tế vinh danh

 

Doanh nhân Việt liên tiếp được quốc tế vinh danh

Bà Mai Kiều Liên hai lần lọt top nữ doanh nhân châu Á của Forbes, Phạm Nhật Vượng là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, còn Đặng Lê Nguyên Vũ được mệnh danh "vua cà phê Việt".

Năm 2012, khó khăn hiển hiện ở mọi ngóc ngách nền kinh tế. Hàng chục nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cả triệu người thất nghiệp và hàng trăm nghìn tỷ đồng nguy cơ mất trắng khi thị trường bất động sản đóng băng. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nhân Việt vẫn được các tạp chí và tổ chức tên tuổi trên thế giới đánh giá cao.

1. Mai Kiều Liên


Năm nay, bà lại góp mặt trong danh sách 50 nữ doanh nhân có thành tích tốt nhất châu Á của Forbes, cùng với bà Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang. Tạp chí danh tiếng của Mỹ bình luận Vinamilk là một trong những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất Việt Nam, đồng thời là blue-chip trên sàn chứng khoán.Tháng 3 năm ngoái, bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, do tạp chí Forbes bình chọn. Theo tạp chí này, quyền lực là một phần rất quan trọng trong kinh doanh. Đó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, như vốn, ý tưởng, năng lực và khả năng lãnh đạo. 50 phụ nữ trong danh sách trên là những người sáng lập, có vai trò chủ chốt trong công ty gia đình hoặc CEO các doanh nghiệp lớn. Công ty họ điều hành đều làm ăn có lãi, với doanh thu hàng năm tối thiểu là 100 triệu USD.

* 11 nữ doanh nhân điều hành tập đoàn nghìn tỷ

Trước đó, Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á - trụ sở tại Hong Kong vừa đưa bà Mai Kiều Liên vào danh sách những CEO nhận giải thưởng "Những CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư".

2. Đặng Lê Nguyên Vũ


Trong cuộc phỏng vấn, Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ về kế hoạch niêm yết công ty trong 2 năm nữa, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên sàn quốc tế. Gần đây, sau khi chuỗi cà phê lớn nhất thế giới Starbucks mở cửa tại Việt Nam, Trung Nguyên cũng tuyên bố kế hoạch tấn công sang Mỹ ngay trong năm nay.Sau bà Mai Kiều Liên, Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch công ty Cafe Trung Nguyên là một trong những doanh nhân Việt hiếm hoi được Forbes ca ngợi. Tháng 7/2012, phóng viên tạp chí này - Scott Duke Harris còn tới Việt Nam trò chuyện và gọi ông là "Vua cà phê Việt".

3. Phạm Nhật Vượng


Phạm Nhật Vượng là một trong những doanh nhân đầu tiên lập nghiệp và thành công trên quy mô lớn ở nước ngoài. Ông cũng đi đầu cho phong trào Việt kiều đầu tư về nước, phát triển nhiều khu đô thị, du lịch hàng đầu Việt Nam. Ông khởi nghiệp bằng hoạt động kinh doanh trong cộng đồng người Việt tại Ukraina, sau đó phát triển Tập đoàn kinh tế Technocom giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất thức ăn nhanh tại quốc gia Đông Âu này. Đầu những năm 2000, ông Vượng đầu tư về Việt Nam và hiện là người đứng đầu Tập đoàn Vingroup với vốn điều lệ hơn 7.000 tỷ đồng. Ông cũng là tỷ phú đôla đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011, liên tục giữ vị trí người giàu nhất trên sàn chứng khoán trong các năm 2010, 2011 và 2012.Đầu tháng 3 năm nay, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã trở thành người Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới 2013 củaForbes. Ông sở hữu số tài sản trị giá 1,5 tỷ USD, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong Vingroup. Phạm Nhật Vượng cũng được bình chọn là một trong 10 tỷ phú mới xuất sắc của tạp chí này.

Năm ngoái, ông cũng góp mặt trong danh sách 50 Người Tiên phong doVnExpress bầu chọn.

4. Giản Tư Trung - Lê Thị Thu Thủy


Để nhận được giải thưởng trên, họ đã phải vượt qua hàng nghìn ứng cử viên khác sau ba vòng đánh giá kỹ lưỡng. Các lãnh đạo trẻ được chọn dựa trên thành tích chuyên môn, kiến thức, cam kết với xã hội và khả năng vượt khó.Tuần trước, giải thưởng Lãnh đạo trẻ toàn cầu (YGL) của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) cũng vinh danh hai đại diện của Việt Nam. Đó là ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) và bà Lê Thị Thu Thủy - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.

5. Phạm Thị Việt Nga

Tạp chí này cũng khen ngợi kể từ khi gia nhập Dược Hậu Giang, bà Phạm Thị Việt Nga đã biến một xí nghiệp bên bờ vực phá sản thành công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt. Dược Hậu Giang hiện sản xuất và kinh doanh hơn 300 loại dược phẩm. Năm 2012, công ty này đạt doanh thu 140 triệu USD. Lợi nhuận ròng tăng 18% lên 24 triệu USD.Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang là một trong hai đại diện Việt Nam có mặt trong danh sách 50 nữ doanh nhân có thành tích tốt nhất châu Á năm 2013 của Forbes, cùng với bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga được bổ nhiệm làm Giám đốc Xí nghiệp Dược Hậu Giang năm 1988. Bà được được mệnh danh là người phụ nữ của thời đại mới, đưa Hậu Giang trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài.

Hai nữ doanh nhân Mai Kiều Liên và Phạm Thị Việt Nga đều được VnExpressbầu chọn vào danh sách 50 Người Tiên phong năm 2012.

Chia sẻ:

Bài viêt cùng danh mục:

Viết Bình luận