8 sai lầm thường gặp ở công sở
8 sai lầm thường gặp ở công sở
(Dân trí) - Công việc bận rộn mỗi ngày có thể là lý do khiến bạn không còn có thời gian để “kiểm điểm” những sai lầm mắc phải trong môi trường công sở. Có những sai lầm bạn lặp đi lặp lại mỗi ngày mà không hề nhận ra.
Những sai lầm đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp của bạn trong dài hạn. Dưới đây là 8 sai lầm thường gặp mà bạn nên hết sức tránh trong môi trường làm việc:
1. Cư xử kiểu “chính trị”
Lối cư xử kiểu “chính trị”, khôn khéo quá mức luôn khiến những người xung quanh có cảm giác bạn giống như một “chính trị gia” hơn là một nhân viên. Đồng nghiệp sẽ trở nên ghen tị với bạn và bắt đầu không thích bạn nếu bạn tỏ ra “quá tốt” với họ. Trong thế giới công việc ngày nay, mọi người đều tìm kiếm sự minh bạch, cởi mở và chân thực. Nếu bạn sử dụng phong cách chính trị trong các mối quan hệ công sở, mọi người sẽ cho bạn là người giả tạo hoặc đang cố gắng che đậy điều gì đó.
2. Ôm đồm quá nhiều công việc
Nếu bạn tham gia vào quá nhiều dự án cùng một lúc, rốt cục bạn sẽ chẳng làm được mấy việc và sẽ mất tập trung, không còn biết ưu tiên thực sự của mình là gì. Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có khả năng ưu tiên các nhiệm vụ và hoàn thành công việc đúng thời hạn. Ngay cả trong một cuộc họp, bạn cũng không nên chăm chú vào điện thoại di động để nhắn tin hay trả lời email. Thay vào đó, bạn nên tập trung lắng nghe những gì người khác phát biểu và đưa ra ý kiến của mình khi phù hợp.
3. Phàn nàn về công việc
Ở cơ quan hay trên mạng xã hội, bạn đều không nên phàn nàn về công việc. Nếu không thích công việc của bạn hay nhà quản lý, bạn không nên để người khác biết, vì mọi chuyện sẽ được kể lại một cách nhanh chóng. Thay vì phàn nàn, hãy vạch ra những khía cạnh công việc mà bạn cảm thấy kém hứng thú và cố gắng cải thiện nó. Ngoài ra, bạn có thể trao đổi với sếp để được phân công những công việc phù hợp hơn.
4. Đưa ra lời hứa nhưng không thực hiện được
Đôi khi, bạn cần phải nói “không” với một số việc vì nếu nhận quá nhiều việc, bạn sẽ không thể hoàn thành hết được. Đừng đưa ra quá nhiều cam kết hay thổi phồng khả năng của bản thân, nếu không, bạn sẽ đánh mất niềm tin của người khác. Nếu bạn không thể thực hiện được một công việc nào đó, hãy lên tiếng sớm nhất có thể.
5. “Nhầm” mình là cấp trên
Có nhiều nhân viên, nhất là những nhân viên trẻ, có xu hướng hành động như thể họ là nhà quản lý, cho dù mới vào công ty. Bạn cần biết rõ vai trò của mình và không vượt quá giới hạn, vì nếu làm vậy, bạn có thể dễ dàng đánh mất sự ủng hộ của những người xung quanh. Điều bạn cần làm là xây dựng sự tôn trọng của người khác dành cho bạn qua thời gian, và đó là lý do vì sao phải mất nhiều năm để xây dựng một sự nghiệp, thay vì vài ngày hay vài tuần. Có thể đến một ngày nào đó, bạn sẽ là sếp, nhưng hiện tại, hãy tôn trọng vị trí của người khác và biết mình ở đâu.
6. Dành toàn bộ sự chú cho công việc
Nếu bạn chỉ làm việc đơn thuần, bạn sẽ không thể đạt được những vị trí cao hơn. Ngoài hoàn thành nhiệm vụ, bạn cần liên tục tạo ra những kết quả vượt kỳ vọng và tạo cơ hội để được củng cố vai trò, trao thêm những nhiệm vụ quan trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn lúc nào cũng chỉ ăn trưa với nhóm đồng nghiệp thân và tránh gặp gỡ những người khác, thì đó cũng là một sai lầm. Việc xây dựng những mối quan hệ rộng rãi sẽ giúp gia tăng giá trị của bạn.
7. Không biết nắm bắt cơ hội
Nhiều người cảm thấy quá thoải mái với công việc của họ và không để ý đến các lựa chọn khác. Cho dù bạn có yêu công việc của mình, có thể có một vị trí tốt hơn cho bạn, đi kèm với mức lương cao hơn. Nếu bạn khép mình lại và tự cảm thấy thỏa mãn, bạn sẽ không thể phát triển và người khác sẽ vượt qua bạn.
8. Không học được gì từ sai lầm của bản thân
Sai lầm có thể vô cùng có giá trị, nhưng chỉ khi bạn học được từ những sai lầm đó. Nếu bạn phủ nhận sai lầm, bạn có thể sẽ lặp lại sai lầm hết lần này tới lần khác. Bạn càng cải thiện bản thân được bao nhiều bằng cách rút ra kinh nghiệp từ sai lầm, bạn sẽ càng chứng minh được cho cấp trên thấy tiềm năng của bạn.
1. Cư xử kiểu “chính trị”
Lối cư xử kiểu “chính trị”, khôn khéo quá mức luôn khiến những người xung quanh có cảm giác bạn giống như một “chính trị gia” hơn là một nhân viên. Đồng nghiệp sẽ trở nên ghen tị với bạn và bắt đầu không thích bạn nếu bạn tỏ ra “quá tốt” với họ. Trong thế giới công việc ngày nay, mọi người đều tìm kiếm sự minh bạch, cởi mở và chân thực. Nếu bạn sử dụng phong cách chính trị trong các mối quan hệ công sở, mọi người sẽ cho bạn là người giả tạo hoặc đang cố gắng che đậy điều gì đó.
2. Ôm đồm quá nhiều công việc
Nếu bạn tham gia vào quá nhiều dự án cùng một lúc, rốt cục bạn sẽ chẳng làm được mấy việc và sẽ mất tập trung, không còn biết ưu tiên thực sự của mình là gì. Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có khả năng ưu tiên các nhiệm vụ và hoàn thành công việc đúng thời hạn. Ngay cả trong một cuộc họp, bạn cũng không nên chăm chú vào điện thoại di động để nhắn tin hay trả lời email. Thay vào đó, bạn nên tập trung lắng nghe những gì người khác phát biểu và đưa ra ý kiến của mình khi phù hợp.
3. Phàn nàn về công việc
Ở cơ quan hay trên mạng xã hội, bạn đều không nên phàn nàn về công việc. Nếu không thích công việc của bạn hay nhà quản lý, bạn không nên để người khác biết, vì mọi chuyện sẽ được kể lại một cách nhanh chóng. Thay vì phàn nàn, hãy vạch ra những khía cạnh công việc mà bạn cảm thấy kém hứng thú và cố gắng cải thiện nó. Ngoài ra, bạn có thể trao đổi với sếp để được phân công những công việc phù hợp hơn.
4. Đưa ra lời hứa nhưng không thực hiện được
Đôi khi, bạn cần phải nói “không” với một số việc vì nếu nhận quá nhiều việc, bạn sẽ không thể hoàn thành hết được. Đừng đưa ra quá nhiều cam kết hay thổi phồng khả năng của bản thân, nếu không, bạn sẽ đánh mất niềm tin của người khác. Nếu bạn không thể thực hiện được một công việc nào đó, hãy lên tiếng sớm nhất có thể.
5. “Nhầm” mình là cấp trên
Có nhiều nhân viên, nhất là những nhân viên trẻ, có xu hướng hành động như thể họ là nhà quản lý, cho dù mới vào công ty. Bạn cần biết rõ vai trò của mình và không vượt quá giới hạn, vì nếu làm vậy, bạn có thể dễ dàng đánh mất sự ủng hộ của những người xung quanh. Điều bạn cần làm là xây dựng sự tôn trọng của người khác dành cho bạn qua thời gian, và đó là lý do vì sao phải mất nhiều năm để xây dựng một sự nghiệp, thay vì vài ngày hay vài tuần. Có thể đến một ngày nào đó, bạn sẽ là sếp, nhưng hiện tại, hãy tôn trọng vị trí của người khác và biết mình ở đâu.
6. Dành toàn bộ sự chú cho công việc
Nếu bạn chỉ làm việc đơn thuần, bạn sẽ không thể đạt được những vị trí cao hơn. Ngoài hoàn thành nhiệm vụ, bạn cần liên tục tạo ra những kết quả vượt kỳ vọng và tạo cơ hội để được củng cố vai trò, trao thêm những nhiệm vụ quan trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn lúc nào cũng chỉ ăn trưa với nhóm đồng nghiệp thân và tránh gặp gỡ những người khác, thì đó cũng là một sai lầm. Việc xây dựng những mối quan hệ rộng rãi sẽ giúp gia tăng giá trị của bạn.
7. Không biết nắm bắt cơ hội
Nhiều người cảm thấy quá thoải mái với công việc của họ và không để ý đến các lựa chọn khác. Cho dù bạn có yêu công việc của mình, có thể có một vị trí tốt hơn cho bạn, đi kèm với mức lương cao hơn. Nếu bạn khép mình lại và tự cảm thấy thỏa mãn, bạn sẽ không thể phát triển và người khác sẽ vượt qua bạn.
8. Không học được gì từ sai lầm của bản thân
Sai lầm có thể vô cùng có giá trị, nhưng chỉ khi bạn học được từ những sai lầm đó. Nếu bạn phủ nhận sai lầm, bạn có thể sẽ lặp lại sai lầm hết lần này tới lần khác. Bạn càng cải thiện bản thân được bao nhiều bằng cách rút ra kinh nghiệp từ sai lầm, bạn sẽ càng chứng minh được cho cấp trên thấy tiềm năng của bạn.
Phương Anh
Theo Fast Track
Theo Fast Track
Chia sẻ:
Bài viêt cùng danh mục:
- 0 Bình luận