Bài viết

15 hình ảnh gây sốc do biến đổi khí hậu khiến thế giới lo ngại

15 hình ảnh gây sốc do biến đổi khí hậu khiến thế giới lo ngại

 

(Dân trí) - Biến đổi khí hậu đang là vấn đề “nóng” hơn bao giờ hết bởi nó đang tác động trực tiếp đến đời sống tự nhiên và con người trên Trái đất.

Trong những năm vừa qua, các nhà khoa học luôn liên tục cảnh báo vấn đề nóng lên toàn cầu của Trái đất. Tác hại mà vấn đề này gây ra thì ai cũng rõ và cũng đã được tận mắt thấy: tỷ lệ cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, bão, nước biển dâng cao… vấn nạn khiến con người cực kì lo ngại.

 

Hồi đầu tháng 11 năm nay, Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu cũng đã đưa ra Báo cáo đánh giá lần thứ năm về biến đổi khí hậu, trong đó tổng hợp và tóm tắt các vấn đề nổi cộm nhất về môi trường trên Trái đất. Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh về một tương lai đầy lo ngại với thời tiết khắc nghiệt, đói kém, thậm chí là cả tuyệt chủng ở phía trước nếu con người không thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ngay lập tức. Đồng thời,  báo cáo cũng thừa nhận rằng nhiều hậu quả trong số đó đã xảy ra trên thế giới.

Để minh chứng cho việc biến đổi khí hậu đang là vấn đề cực kì nghiêm trọng, mới đây trang Business Insider đã tổng hợp những hình ảnh cực kì sống động và cũng cực kì lo ngại:

Các sông băng trên thế giới đang tan rã ở mức độ chưa từng có do nhiệt độ toàn cầu nóng lên. Trong ảnh là sông băng Perito Moreno tan rã với tốc độ không thể lường trước.
Băng tan ảnh hưởng đến đời sống các động vật hoang dã và gấu Bắc cực đang là nạn nhân trực tiếp của sự ảnh hưởng này khi đang khiến nguồn trữ đông săn bắn tai chảy. Trong ảnh là con gấu chuyển sang ăn thịt người và cả chính con của nó.
Tuy nhiên, rất nhiều sự tác động do biến đổi khí hậu ít rõ ràng hơn. Mùa đông năm ngoái là ví dụ khi không khí xoáy trên vùng cực Bắc (gọi là xoáy cực) không được ổn định, làm ảnh hưởng tới Canada và Hoa Kỳ khiến thời tiết nơi đây trở nên bất thường, đặc biệt là băng giá xảy ra liên tục. Theo các nhà khoa học, băng tan trên biển có thể là nguyên nhân phá vỡ sự ổn định của xoáy cực.
 Việc nóng lên của Trái đất cũng xảy ra nhiều việc ít phức tạp nhưng nguy hiểm. Các nhà khoa học dự đoán sẽ gia tăng cháy rừng khi nhiệt độ trái đất nóng lên. Trong ảnh là vụ cháy rừng ở Clayton, California, Mỹ vào năm 2013 được cho là do nhiệt độ Trái đất tăng cao.
Mỹ là đất nước ảnh hưởng của cháy rừng khá nhiều trong những năm gần đây và được dự báo là sẽ còn tồi tệ hơn trong tương lai. Trong ảnh là ngôi nhà bị cháy rừng cô lập nhưng không bị thiệt hại gì.
Việc  nhiệt độ tăng cao cũng khiến lũ lụt gia tăng, các cơn bão cũng sẽ xảy ra với tần suất cao hơn. Năm 2013, lũ ở sông South Platte ở Colorado tràn qua và để lại những chiếc xe ngập nước.
Không chỉ ở Mỹ, lũ cũng gây hại ở rất nhiều nơi khác. Trong ảnh là một đứa trẻ ngủ ở giữa một đường phố bị ngập lụt tại thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc năm 2010. Cơn lũ này đã giết chết hàng chục người.
Trong năm 2012, lũ lụt tàn phá các khu dân cư ven sông Amazon của Brazil, trong khi hạn hán lại tàn phá vùng đông bắc của nước này. Trong hình là một người phụ nữ lấy nước nước tại một hồ gần cạn kiệt ở bang Bahia.
Sự tăng nhiệt độ được dự báo sẽ làm cạn kiệt các nguồn cung cấp nước như ao, hồ… trên toàn thế giới. Trong hình là 1 con cua chết khô tại một hồ chứa nước gần Seoul, Hàn Quốc vào giữa một 2012 do hạn hán nghiêm trọng.
 Trong năm 2012, hàng ngàn con cá chết trôi nổi được tìm thấy ở Nageen Lake, Srinagar, Ấn Độ. Chúng đã bị chết bởi sự suy giảm oxy do sự thay đổi nhiệt độ trong môi trường nước. Nhiệt độ nước tăng cao cũng có thể là mối đe dọa lớn đối với các sinh vật thủy sinh nhạy cảm.
Biến đổi khí hậu đang làm tắc nghẽn các hệ sinh thái thuỷ sinh do tảo nở hoa. Tảo nở hoa sẽ sản xuất độc tố gây chết các sinh vật khác trong nước. Trong hình là hồ Chaohu ở Trung Quốc đang bị bao phủ bởi tảo nở hoa.
Bất chấp những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra được tuyên truyền rộng rãi,các quốc gia trên thế giới vẫn “ngày đêm’ tiếp tục đổ carbon và khí nhà kính khác vào bầu khí quyển. Trong hình là nhà máy nhiệt điện Belchatow của Ba Lan đốt than gây ô nhiễm nhất. Theo thống kê của Liên minh châu Âu, nhà máy này đã thải ra môi trường 37 triệu tấn CO2 vào năm 2013.
 Nhà máy nhiệt điện Xiangfan của Trung Quốc cũng đã thải ra rất nhiều CO2. Hiện nhà máy này đã kí cam kết hạn chế lượng khí thải vào năm 2030.
 Tình trang phá rừng diễn ra cũng đang kiến thế giới đau đầu. Bên cạnh việc tăng nguy cơ lũ lụt, hạn hán… khí CO2 khi cháy cũng gây hại Trái đất hơn. Trong hình là tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở tỉnh Tây Kalimantan của Indonesia.
Ngành công nghiệp gia súc cũng đang bị chỉ trích do động vật thải ra một lượng lớn khí methane - khí thoát nhiệt gấp 20 lần so với CO2 – vào bầu khí quyển. Năm 2012, bò là động vật thải khí này nhiều nhất nước Mỹ. 

 

 Lâm Anh

Chia sẻ:

Bài viêt cùng danh mục:

Viết Bình luận