10 lời khuyên để giúp bạn lạc quan trong nghề nghiệp
CÂN Ô TÔ LẮP CHÌM | CÂN Ô TÔ LẮP NỔI | CÂN Ô TÔ XÁCH TAY | CÂN Ô TÔ ĐIỆN TỬ | TRẠM CÂN ĐIỆN TỬ | TRẠM CÂN XE TẢI | TRẠM CÂN Ô TÔ | CÂN Ô TÔ | CÂN XE TẢI
10 lời khuyên để giúp bạn lạc quan trong nghề nghiệp
1. Hãy tự sắp xếp cho mình một thời gian biểu và tự kiểm soát những gì mình đã làm.
Đôi khi bạn cảm thấy chán nản, bế tắc trong công việc, tất nhiên phải có nguyên nhân. Để tìm ra nguyên nhân đó, bạn hãy bắt đầu với một cuốn sổ nhỏ, ghi tất cả những gì bạn đã làm và phải làm trong một tuần: những cuộc họp, những công việc hành chính… và tự kiểm tra lại, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra yếu điểm của mình.
Tiếp đến, bạn nên cân nhắc mình phải làm gì để cải thiện tình huống. Và nếu cần, đừng lưỡng lự khi yêu cầu sự giúp đỡ của cấp trên của bạn, người luôn sẵn sàng giúp bạn xác định đúng mục tiêu công việc phải làm.
2. Hãy dẹp bỏ cái tôi trong bạn.
Khi được giao một nhiệm vụ mới bạn nên cân nhắc và tự đặt ra cho mình câu hỏi: “Năng lực của mình có phù hợp với công việc được giao hay không?” Nếu câu trả lời là không, đừng ngần ngại yêu cầu giao công việc ấy cho người phù hợp hơn bạn, nếu không bạn sẽ tự dồn mình vào chân tường đồng thời sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của công việc.
Nếu câu trả lời là có. Hãy chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch của mình và hãy tự vào quyết định của mình. Tuy nhiên, không nên bỏ qua những đóng góp hữu ích của cộng sự của bạn.
3. Ngừng ngay việc than vãn.
Nếu bạn cảm thấy công việc hiện tại của bạn quá cực nhọc, lương thấp, lại không ổn định. Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi sau: “Ông chủ của bạn có thật sự quá đáng? và ông ta có làm gì để đả kích, xúc phạm đến danh dự của bạn không?”, “Vị trí làm việc của bạn có thật sự tồi tệ như bạn nghĩ không?”, “Cuộc sống hiện tại của bạn có phải là một cơn ác mộng không?”, “Bạn là tuýp người thích đứng nhìn mọi việc diễn ra theo tình huống xấu hay là người thích làm một cái gì đó để cải thiện những tình huống xấu?”.
Một khi mà bạn đã trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ giải toả được những phiền não của bạn
4. Đừng nên cố gắng hoàn thành công việc với mặc cảm tội lỗi.
“Tôi đã không thể đưa con gái tôi đến bác sĩ sớm bởi vì tôi đã phải đi họp” đó là lời nói đầy hối hận nhưng không mấy thuyết phục. Đôi khi bạn phải lựa chọn giữa công việc công sở và công việc gia đình.
Nhưng bạn nên nhớ, không có một công việc nào quan trọng hơn việc phải đưa một đứa trẻ đang bệnh nặng vào bệnh viện. Và không có công ty nào cám ơn bạn vì bạn bỏ mặc vợ, chồng, con cái bạn trong tình huống nguy kịch vì công việc của công ty. Vì sự lựa chọn đó của bạn không những đã làm tổn hại đến người thân của bạn mà còn là một cách làm bôi nhọ hình ảnh của công ty.
5. Đừng quá cầu toàn kết quả công việc của bạn.
Hãy làm việc với cả lòng nhiệt tình nhưng đừng nên đòi hỏi sự hoàn mỹ tuyệt đối. Kết quả công việc luôn là sản phẩm được tạo ra từ khả năng và nhiệt huyết của bạn. Hạnh phúc công việc chỉ đến với bạn khi bạn yêu thích và hài lòng với những gì bạn làm.
6. Hãy chiến đấu với những tư tưởng tham vọng vị lợi.
Những học sinh giỏi nhất không phải luôn là những người thành công nhất. Trong công việc, những thành công và tiền bạc bạn kiếm được chưa đủ để mang lại hạnh phúc cho bạn. Điều hạnh phúc nhất là bạn cảm thấy vui sướng trong công việc. Để đạt được điều đó bạn cần phải biết rõ khả năng của mình đến đâu? mình muốn gì? và có đủ nghị lực để từ chối một công việc tuyệt vời nhưng không hợp với bạn chút nào.
7. Đừng nên lẫn lộn tình cảm với công việc.
Bạn mang cuộc sống riêng tư của bạn vào văn phòng ư? Hãy coi chừng đấy. Paul, giám đốc một trung tâm giao dịch nói về một nữ trưởng phòng của ông: “Vì chuyện của con trai, cô ấy khóc suốt, ngay cả trong những buổi họp. Tôi khuyên cô ấy nên ở nhà nghỉ ngơi vài ngày, nhưng cô ấy không chịu vì muốn đến đây để được chia sẻ với các đồng nghiệp.
Vấn đề ở chỗ là tôi không thích trả tiền để thuê một người luôn mang tâm trạng nặng nề của gia đình vào công việc. Hơn nữa, bạn hãy tưởng tượng tâm trạng đó sẽ gây những ảnh hưởng như thế nào đối với khách hàng đây?...”
Bạn mang nỗi phiền não công việc về nhà ư? Cũng không nên. Đừng bao giờ trút muộn phiền công việc lên chồng (vợ). Một ngày làm bạn làm việc mệt mỏi thì cũng nhớ rằng người bạn đời của bạn cũng có những phiền muộn trong công việc như bạn vậy. Hãy cố tạo cho nhau những cảm giác thư giãn khi gần gũi.
8. Hãy quản lý tốt những cơn Stress của bạn.
Stress là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán nản công việc. Để hạn chế những cơn stress bạn nên tự tạo cho mình cảm giác thoải mái trong công việc bằng cách tư duy tích cực để giảm bớt những sự lo lắng không đáng có, đồng thời tạo cho mình một chế độ nghỉ ngơi hợp lý ở cơ quan cũng như ở nhà. Luyện tập thể thao, luôn duy trì một cơ thể sạch sẽ, mạnh khoẻ cũng là một cách tốt để giảm stress.
9. Cố gắng làm đầy các ngăn nhỏ của cuộc sống.
Thep Pierre Blanc- Sahnoun, có thể chia các khía cạnh của cuộc sống thành 7 ngăn nhỏ: Nội tâm, tình yêu, gia đình, xã hội, cộng đồng và tinh thần. Để giữ được thế cân bằng, chúng ta nên phân loại, sắp sếp các sự việc diễn ra trong cuộc sống hàng ngày vào đúng ngăn của chúng.
Đa số chúng ta đã để ngăn công việc quá đầy, thậm chí để chiếm hết các ngăn khác. Bạn nên biết bạn chỉ bị ngã quỵ trong công việc khi bạn bị ngã quỵ trong các ngăn khác.
10. Hãy bớt công việc lại.
Bạn có biết, ở Đức những người rời văn phòng trễ thường bị coi là kém năng lực? Hoặc ở Mỹ, ngày càng có nhiều công ty cấm nhân viên của họ mang hồ sơ về nhà vào cuối tuần? Đó là sự mị dân ư? Không, đối với họ đó là những lợi nhuận vô liêm.
Thực tế đã chứng minh những người biết dung hoà công việc thường có nhiều thành công trong cuộc sống hơn. Đơn giản, bởi vì họ luôn ở trạng thái cân bằng.
Cân bằng công việc và cuộc sống - bạn làm thế nào?
Tại sao thời gian lại quan trọng
Những cuộc hôn nhân thành công nhất là những đôi biết cùng dành thời gian cho một việc ưu tiên. Giống như cái cây cần có nước, một mối quan hệ không được vun đắp sẽ héo dần và chết. Bạn cần mối quan hệ để chia sẻ hy vọng và những ước mơ, cũng như nỗi sợ hãi và những thất vọng. Vì thế, hãy quan tâm đến những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn, và luôn giữ sự hài hước.
Một cuộc khảo sát năm 2004 trong chiến dịch Work - Life của Uỷ ban thương mại và công nghiệp Anh đã tiết lộ rằng cứ 10 người đi làm thì có 8 người muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bè bạn. Điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng có một vài mẹo nhỏ sẽ giúp bạn có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Đặt trước thời gian cho hai người
Có vẻ khá tầm thường khi sắp xếp một cuộc hẹn hò với bạn đời của mình, nhưng nếu sổ ghi nhớ của bạn luôn bận rộn thì có lẽ đây là cách duy nhất để đảm bảo rằng bạn sẽ có một khoảng thời gian chất lượng bên nhau. Nó không lãng mạn lắm, nhưng hiệu quả thì thấy rõ!
Hãy bắt đầu với việc thoả thuận xem bạn muốn dành bao nhiêu thời gian bên nhau mỗi tuần. Một số cặp vợ chồng có thể chọn ra 20 phút mỗi ngày, số khác thích dành khoảng thời gian lớn hơn, nhưng chỉ một đến hai lần mỗi tuần.
Đảm bảo rằng thời gian bạn bỏ ra là để nói chuyện, chứ không chỉ là cùng nhào tới trước màn hình tivi.
Chất lượng chứ không phải số lượng
Nếu bạn chỉ có một chút thời gian bên nhau, hãy chắc chắn rằng mỗi giây đều được tận dụng. Tắt tivi, cùng nhau chuẩn bị một bữa ăn và ngồi xuống bàn để thưởng thức. Bạn cũng nhớ thêm rằng, có rất nhiều cách để liên lạc với nhau mỗi ngày. Trao đổi tin nhắn, gọi điện thoại hoặc gặp chat với nhau 10 phút trên Internet.
Kéo dài thời khoá biểu
Nếu không thể nhét mọi thứ vào một tuần, hãy nới rộng thời gian biểu của bạn lên nửa tháng hoặc thậm chí 1 tháng. Thay vì cố gắng bám sát lộ trình cũ để rồi thất bại, như thực hiện một bữa ăn lãng mạn mỗi tuần, hãy nới rộng khoảng thời gian đó.
Nếu bạn giảm những kỳ vọng của mình xuống mức bớt thường xuyên hơn, bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi thành công.
Đừng cầu toàn
Khi bạn quá bận rộn, tốt hơn hết hãy vứt bỏ những tiêu chuẩn mà bạn đặt ra nếu không muốn mất mối quan hệ. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về những bụi bặm quanh nhà, hãy bỏ tiền mua vài cây nến - trong ánh nến, bụi chẳng thấy rõ đâu. Và thay vì tốn thời gian trong bếp mỗi tối, hãy tận dụng lợi ích to lớn của các loại thức ăn sẵn.
Để cho người khác giúp đỡ
Nếu bạn phải trải qua một thời kỳ đặc biệt bận rộn, và bạn may mắn có đủ những người bạn sẵn lòng giúp đỡ, hãy cho phép họ.
Nếu bạn có con, hãy để một người bà con trông hộ, và trả tiền cho trẻ hàng xóm để chúng rửa xe hoặc cắt cỏ hộ bạn. Nếu bạn không có người thân xung quanh, thử tính xem cần tốn kém bao nhiêu để thuê một người lau nhà trong vài giờ mỗi tuần.
Chấp nhận hoàn cảnh
Có những giai đoạn trong cuộc đời mà bạn thậm chí còn có ít thời gian hơn bình thường - chẳng hạn khi có con nhỏ, hay lúc phải chăm sóc một người bà con già cả. Những lúc như thế, bạn có rất ít cơ hội để thay đổi tình thế của mình. Đơn giản hãy nhận thức ra điều này và coi đó chỉ như một giai đoạn có thể giảm stress và giúp bạn nhìn về tương lai.
Ngừng làm việc gì đó
Nếu đã thử mọi cách mà vẫn không đủ thời gian chăm sóc bạn đời, bạn có thể dừng tiến hành một việc gì đó, ít nhất trong thời gian nó diễn ra. Bạn có thể quyết định trì hoãn một lớp học buổi tối cho đến khi lũ trẻ đủ lớn, hay đến phòng tập thể dục thưa hơn. Bất cứ người bạn tốt nào cũng sẽ hiểu nếu bạn giải thích rằng bạn không thể gặp họ thường xuyên như bạn vẫn từng làm.
Hài lòng trong mọi việc bạn tham gia luôn luôn là một việc khó khăn, nhưng nhớ rằng đó chỉ là tình huống tạm thời, và phần thưởng sẽ là một mối quan hệ trọn vẹn, bền vững hơn.
Bài viêt cùng danh mục:
- 0 Bình luận