NHỮNG LƯU Ý ĐỂ BẠN LỰA CHỌN CÂN Ô TÔ TỐT NHẤT
Cân ô tô là một từ viết tắt của các trạm cân điện tử chuyên dùng cho việc xác định khối lượng của các loại ô tô, xe tải và các loại hàng hóa cỡ lớn. Nó là một trạm cân vậy nên nó là sự kết hợp của nhiều thành phần, thiết bị để tạo lên một trạm cân hoạt động chính xác nhất. Để có được một trạm cân tốt là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Để lựa chọn cho mình hoặc công ty mình một chiếc cân ô tô ưng ý, Quý Khách cần lưu ý một số điểm sau:
+ Lựa chọn mức cân max của cân (cuông suất tải trọng của cân):
Mức cân max cân phải phù hợp với yêu cầu thực tế của Quý Khách và dự tính cho tương lai, thông thường giá cân ô tô không phụ thuộc nhiều vào mức cân max mà thực tế lại phụ thuộc nhiều vào chiều dài của bàn cân.
Ví dụ: Cân xe chở xăng dầu, gas chỉ cần dùng loại cân 40 - 80 tấn. Cân xe chở quặng, chở sắt thép thường dùng từ loại 100 tấn trở lên.
Với mỗi loại hàng hóa khác nhau, chúng sẽ có những khối lượng riêng khác nhau, với mỗi môi trường doanh nghiệp có mức tải trọng cân riêng khác nhau. Vì vậy mà cần có được việc xác định nhu cầu, trọng tải công xuất riêng của cân là rất quan trọng. Nó đảm bảo bạn không bị thiếu hay thừa trong quá trình sử dụng, mà gây ra những phiền toái.

Tại công tyTân Phát chúng tôi có cung cấp phổ biến nhất các loại trạm cân ô tô từ 20 tấn đến 150 tấn theo yêu cầu thiết kế từ khách hàng.
+ Lựa chọn kích thước bàn cân:
Kích thước bàn cân cần phù hợp với chiều dài xe thường cân để tránh lãng phí tiền bạc và diện tích bố trí cân vì ngoài đường lên cân còn có đường tránh. Kích thước bàn cân thường có các quy cách sau: Chiều ngang thường là 3m, chiều dài có các mức 7m, 8m, 10m, 12m, 14m, 15m, 16m, 18m, 21m .... Bàn cân càng dài và tải trọng càng lớn càng nhiều tiền hơn.

Theo kích thước chuẩn thế giới thì có 2 loại cầu cân chính là loại 12 x 3m và 18 x 3m (dài x rộng). Còn tại Việt Nam, để phù hợp với nhu cầu, kinh phí của người dùng mà chúng tôi có sản xuất các mức kích thước cân theo mong muốn, yêu cầu riêng.
+ Lựa chọn kiểu cân ô tô nổi hay cân oto dạng chìm:
Phụ thuộc vào địa hình và thế đất nơi đặt cầu cân.
- Cân nổi: Nằm hoàn toàn trên mặt đất nên việc bảo trì rất ít, vệ sinh dễ dàng nhanh chóng. Không bị ảnh hưởng nhiều của môi trường bên ngoài.
- Nhược điểm: Chiếm nhiều diện tích làm đường dốc lên xuống.
- Cân chìm: Nằm chìm hoàn toàn dưới đất nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân. Không ảnh hưởng đến mỹ quan chung của nhà máy.
- Nhược điểm: Phải làm vệ sinh thường kỳ do rác bùn đất rơi xuống, phải bơm nước khi mưa xuống hoặc phải có hệ thống thoát nước tốt không nước ngập sẽ làm hỏng cảm biến của cân. Dễ bị chuột làm tổ và cắn đứt dây tín hiệu của cân .

+ Lựa chọn bước nhảy của cân:
Bước nhảy của cân ( d hay e ) có thể là 5kg, 10 kg, 20 kg tùy theo nhà sản xuất nhưng tổng số bước nhảy n của cân không được quá 10.000e theo quy định cân cấp 3.
Mức cân Max
Tổng số bước nhảy n = ----------------------------- < 10.000
Bước nhảy của cân
Hai ô tô cùng có mức cân Max là 80 tấn và cùng kiểm định đạt tiêu chuẩn nhưng có bước nhảy khác nhau là : 10 kg và 20 kg thì cân có bước nhảy 10 kg có sai số cho phép nhỏ hơn .
+ Lựa chọn thiết bị cân :
Thông thường các thiết bị đồng bộ do một hãng sản xuất có độ tương thích giữa các thiết bị tốt hơn nên độ ổn định và độ bền cao hơn các thiết bị đơn lẻ.
+ Lựa chọn khung bàn cân :
Móng cân và khung bàn cân ô tô là bộ phận quan trọng nhất đảm bảo sự cứng vững và ổn định lâu dài của cân, khung bàn cân lại chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và phần lớn được sản xuất tại Việt Nam, tùy thuộc vào tiêu chí phục vụ của nhà sản xuất và nhu cầu của khách hàng mà thị trường có nhiều loại kết cấu khung bàn cân:
Loại kết cấu bằng tôn dập chữ U, chữ C, tổ hợp chữ I, H.
Loại kết cấu bằng thép I đúc, U đúc, H đúc.
Loại kết cấu bê tông sắt theo I, U, C đúc hoặc tổ hợp
Kết cấu nặng nhẹ của bản cân (tức tự trọng của bàn cân) phụ thuộc vào yêu cầu của khách và khả năng thiết kế sản xuất của nhà cung cấp. Đặc biệt là nhận thức của nhà cung cấp, không nhất thiết là nhiều tiền sẽ cho sản phẩm tốt được. Nếu thiết kế không phù hợp sản phẩm sẽ tốn kém giá thành đầu tư mà cho giá thành không cao.
Do vậy tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng: kết cấu tối ưu nhất sẽ được đưa ra cho khách hàng khi đơn vị cung cấp có kinh nghiệm và khả năng trong tính toán sản phẩm sẽ cân, loại xe cân, tải trọng cục bộ, dàn trải mà thiết kế và thi công .

+ Lựa chọn giá tiền của cân :
Như chúng tôi đã phân tích ở trên : Giá khung bàn cân ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành trạm cân ( khoảng 1/2 giá thành trạm cân), mà trong giá thành khung bàn cân thì giá trị sắt thép chiếm tới trên 80 % nên thay đổi kết cấu bàn cân sẽ làm thay đổi hẳn giá thành cân.
Hai chiếc cân của 2 nhà sản xuất khác nhau vừa lắp đặt xong thì đều đạt tiêu chuẩn để kiểm định và trong thời gian còn bảo hành thường ít gặp những hư hỏng đáng tiếc, nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ tách dần chiếc cân tốt và chiếc cân không tốt. Ngoài việc mất thời gian chờ đợi sửa chữa , thay thế thì chi phí sửa chữa nhiều khi còn lớn hơn cả chi phí " tiết kiệm được " lúc ban đầu.
Do vậy có thể nói : giá thấp hơn chưa chắc đã là giá rẻ, giá cao hơn cũng không phải là giá đắt và cũng không có nghĩa là bỏ nhiều tiền hơn mà sẽ có sản phẩm tốt hơn. Nên chúng tôi khuyên quý khách hàng hãy lựa chọn nhà cung cấp có uy tín và quy mô thực tế nhất về cơ sở vật chất, nhân lực và đặc biệt có trình độ kiến thức sâu, rộng trong nghề.
+ Đơn vị cung cấp cân:
- Tuổi đời công ty mang đến giá trị cho sản phẩm.
- Quy mô công ty mang đến giá thành, chất lượng của sản phẩm và chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.

- Thời gian bảo hành thiết bị lâu nhất, dịch vụ cho sản phẩm trọn đời
- Luôn cung cấp được giấy tờ chứng minh thiết bị chuẩn nhất (CO, CQ công chứng rõ ràng)
- Khi quý khách mua cân nên bớt chút ít thời gian thăm cơ sở vật chất của đơn vị mình sẽ đặt hàng.
Với một vài gợi ý nhỏ như trên , hy vọng sẽ giải đáp phần nào sự lựa chọn của Quý Khách. Chúc Quý Khách sẽ lựa chọn cho mình được một chiếc cân ưng ý.
Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!!! Trân trọng